CÁC LOẠI ĐÒN BẨY TRONG KINH DOANH

  -  

Đòn bẩy trước đây chỉ được ứng dụng trong vật lý như một công cụ hỗ trợ con người làm những việc khó hơn so với sức lao động thật. Nhưng với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay thì đòn bẩy được sử dụng trong kinh doanh và trong đầu tư tài chính giúp hiệu suất lợi nhuận tăng cao hơn rất nhiều. Vậy, đòn bẩy kinh doanh là gì? Có mấy loại đòn bẩy trong kinh doanh?


Đòn bẩy kinh doanh là gì?

Đòn bẩy kinh doanh (OL – Operating Leverage) hay còn gọi là đòn bẩy hoạt động. Đòn bẩy kinh doanh cho biết kết cấu chi phí kinh doanh có mức độ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận trước thuế và lãi vay khi có chênh lệch về doanh thu.

Bạn đang xem: Các loại đòn bẩy trong kinh doanh

Hiểu đơn giản, đòn bẩy kinh doanh phản ánh mức độ sử dụng chi phí cố định so với tổng chi phí sản xuất để gia tăng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Tổng chi phí sản xuất bao gồm chi phí cố định (định phí) và chi phí biến đổi (biến phí). Trong đó:

Định phí: là khoản phí không thay đổi ngay cả khi khối lượng sản xuất và doanh thu thay đổi. Chi phí cố định bao gồm tiền thuê mặt bằng, bảo hiểm, chi trả lãi vay,…Biến phí: là khoản phí thay đổi khi khối lượng sản xuất hay doanh thu thay đổi. Chi phí biến đổi bao gồm nguyên vật liệu, nhân lực, điện nước, chi phí marketing,…

Mức độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh được tính bằng tỷ trọng của chi phí cố định so với tổng chi phí sản xuất. Kết quả tỷ trọng càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy kinh doanh càng nhiều, hoặc ngược lại.

Ví dụ: Công ty A và B cùng sản xuất ly nhựa với số lượng như nhau, nhưng chi phí sản xuất dao động như sau:

Công ty A sử dụng 500 triệu cho chi phí sản xuất, trong đó có 250 triệu là định phí, còn lại là biến phíCông ty B sử dụng 500 triệu cho chi phí sản xuất, trong đó có 300 triệu là định phí, còn lại là biến phí

Như vậy, tỷ trọng sử dụng đòn bẩy kinh doanh của 2 công ty là

Công ty A: 250/500 = 0.5Công ty B: 300/500 = 0.6

→ Công ty B sử dụng đòn bẩy kinh doanh nhiều hơn công ty A

Công thức tính đòn bẩy kinh doanh

Từ khái niệm trên, đòn bẩy thể hiện sự thay đổi của EBIT sẽ bị ảnh hưởng khi có sự chênh lệch về doanh thu như thế nào.

Công thức tính độ bẩy hoạt động – ký hiệu DOL (Degree of Operating Leverage)

DOL = Tỷ lệ chênh lệch EBIT / Tỷ lệ chênh lệch doanh thu (Q)

Rút gọn công thức: DOL = (ΔEBIT/EBIT) / (ΔQ/Q)

Trong đó:

ΔEBIT = (EBIT1 – EBIT) là mức độ tăng trưởng của lợi nhuận trước thuế và lãi vayΔQ = (Q1 – Q) là mức độ tăng trưởng doanh thu hay sản lượng hàng bán

Đối với doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm, DOL được tính theo doanh thu, với:

DOL = (Doanh thu – tổng biến phí)/(Doanh thu – tổng biến phí – định phí)

Ví dụ:


*

Như vậy, chi phí cố định so với tổng chi phí sản xuất càng cao, sẽ kéo DOL tăng theo, từ đó làm tăng EBIT – lợi nhuận trước thuế và lãi vay càng cao, hoặc ngược lại.

Các loại đòn bẩy trong kinh doanh


*
Các loại đòn bẩy trong kinh doanh

Trong kinh doanh, có 5 loại đòn bẩy được thường gặp nhất bao gồm:

Đòn bẩy Tài chính và Tiền tệĐòn bẩy Marketing và Bán hàngĐòn bẩy Hệ thống và Công nghệĐòn bẩy Con người và Đào tạoĐòn bẩy đầu tư thị trường tài chính

Trong đó, đòn bẩy đầu tư thị trường tài chính được sử dụng trong đầu tư forex và đầu tư chứng khoán, các loại đòn bẩy còn lại được áp dụng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

Đòn bẩy Tài chính và Tiền tệ

Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage) đã được áp dụng từ rất lâu trong các doanh nghiệp sản xuất nhỏ, lẻ. Theo đó, đòn bẩy tài chính thể hiện khoản nợ vay của doanh nghiệp để bù đắp vào nguồn vốn sẵn có nhằm tối ưu hóa tỷ suất lợi nhuận sau thuế dựa trên vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc tối đa hóa thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS)

Để biết mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính, doanh nghiệp cần xác định tỷ lệ giữa nợ vaytổng nguồn vốn doanh nghiệp. Ví dụ:

Doanh nghiệp A có tổng nguồn vốn doanh nghiệp là 20 tỷ, trong đó nợ vay chiếm 7 tỷ, còn lại là nguồn vốn sẵn cóDoanh nghiệp B có tổng nguồn vốn doanh nghiệp là 10 tỷ, trong đó nợ vay chiếm 3 tỷ, còn lại là nguồn vốn sẵn có

Như vậy, doanh nghiệp A sử dụng đòn bẩy tài chính là 0.35, cao hơn doanh nghiệp A là 0.3

Ý nghĩa đòn bẩy tài chính đối với doanh nghiệp

Ưu điểm

Tận dụng đòn bẩy tài chính nghĩa là doanh nghiệp đang tận dụng nguồn vốn bên ngoài là nợ vay ngân hàng, hoạt động phát hành trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi. Từ đó, lãi vay trên các khoản nợ sẽ là chi phí cố định (FC), mà chi phí cố định sẽ được đưa vào tài khoản chi phí phải trả (335), nhờ đó sau khi trừ đi chi phí, lợi nhuận sau thuế dựa trên vốn chủ sở hữu ROE sẽ cao hơn. Vì vậy, đòn bẩy tài chính được xem như lá chắn thuế của doanh nghiệp.

Đòn bẩy tài chính giúp doanh nghiệp tính toán được ảnh hưởng của nợ vay đối với thu nhập trên mỗi cổ phần thường. Nghĩa là, doanh nghiệp sẽ biết được sự thay đổi của EBIT ảnh hưởng đến thu nhập của mỗi cổ phần thường dưới mỗi hình thức huy động vốn khác nhau tại mức EBIT xác định.

Nhược điểm

Khi tận dụng đòn bẩy tài chính hay tận dụng nợ vay bù đắp vào dòng vốn có sẵn, doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán lãi của các khoản vay đó kể cả khi hòa vốn hay thua lỗ.Đòn bẩy tài chính chỉ phát huy tác dụng hiệu quả nếu EBIT cao, tỷ lệ đòn bẩy tài chính giảm, từ đó lợi nhuận sau thuế của EPS tăng theo. Nếu EBIT giảm, tỷ lệ đòn bẩy tài chính quá lớn sẽ gây áp lực cho doanh nghiệp dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán .

Xem thêm: Ebitda Là Gì? Ý Nghĩa Và Công Thức Tính Ebitda Là Gì? Công Thức Tính Ebitda 2019

Đòn bẩy Marketing và Bán hàng

Đòn bẩy Marketing và Bán hàng sử dụng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc đổ chi phí vào kênh truyền thông bằng các hình thức tiếp thị, quảng cáo, PR, Marketing,… trên mạng xã hội, báo chí, truyền hình. Với mục đích sử dụng đòn bẩy Marketing và Bán hàng giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu, quảng bá hình ảnh và tăng doanh số.

Nếu doanh nghiệp không sử dụng đòn bẩy Marketing sẽ làm giảm số lượng khách hàng biết đến doanh nghiệp, các kênh bán hàng khó tiếp cận được với người tiêu dùng, dẫn đến sản phẩm tồn kho, đặc biệt là giảm mức độ cạnh tranh so với đối thủ khiến doanh thu bị ảnh hưởng → EBIT giảm.

Đòn bẩy Hệ thống và Công nghệ

Đòn bẩy Hệ thống và Công nghệ giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao hơn trong thời buổi công nghệ phát triển như hiện nay. Một hệ thống được vận hành tốt với dây chuyền sản xuất có trình tự, cùng các thiết bị máy móc hiện đại tất nhiên năng suất sẽ tăng hơn rất nhiều so với làm việc thủ công.

Chính vì thế, thay vì rót chi phí vào thuê nhân công, doanh nghiệp sẽ chăm chút đầu tư vào thiết bị, máy móc nhiều hơn để tự động hóa sản xuất – tăng chất lượng và giảm rủi ro cho sản phẩm.

Tuy nhiên, thông thường các máy móc sẽ hoạt động theo dây chuyền, nếu quá lạm dụng công nghệ vẫn sẽ tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Giả sử doanh nghiệp chỉ vận hành máy móc mà bỏ qua sự quản lý của con người, nếu các thiết bị gặp sự cố chỉ ở một khâu nào đó cũng khiến hoạt động sản xuất bị trì trệ và ảnh hưởng đến doanh thu.

Đòn bẩy Con người và Đào tạo

Đòn bẩy Con người và Đào tạo là yếu tố cốt lõi để vận hành một doanh nghiệp tăng trưởng tốt. Bởi vì “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, doanh nghiệp nếu tận dụng tốt nguồn nhân lực sẽ đem lại hiệu quả rất cao, bằng cách đào tạo đội ngũ quản lý chuyên sâu cả về kiến thức lẫn thái độ. Thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo, huấn luyện hoặc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm làm việc để phát huy tối đa đòn bẩy này.

Đòn bẩy đầu tư thị trường tài chính

Đòn bẩy đầu tư thị trường tài chính, đặc biệt trong forex và chứng khoán thì đây là khái niệm đã không còn xa lạ đối với hầu hết các trader. Tương tự như đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp, đòn bẩy đầu tư trên thị trường tài chính cũng được sử dụng như một khoản nợ vay giúp các trader có nguồn vốn bị hạn chế có thể giao dịch với khối lượng lớn hơn. Tuy nhiên, đòn bẩy được ví như con dao hai lưỡi, một mặt giúp bạn tối ưu hóa lợi nhuận, một mặt tiềm ẩn rủi ro nếu như bạn không có kỹ năng quản lý tốt nguồn vốn và quá lạm dụng đòn bẩy.

Vai trò của đòn bẩy trong kinh doanh

Trong tất cả các lĩnh vực, một tập thể sẽ có năng suất làm việc cao hơn một cá nhân. Trong kinh doanh cũng vậy, đặc biệt là trong đầu tư forex và chứng khoán, đòn bẩy là công cụ hỗ trợ tuyệt vời ngoài mặt khuếch đại nguồn vốn, đòn bẩy còn giúp hoạt động kinh doanh đạt hiệu suất lợi nhuận cao hơn.

Xem thêm: Hướng Dẫn Tạo Ví Etc ) Wallet

Đòn bẩy tài chính là khoản nợ vay giúp doanh nghiệp bù đắp vào khoản vốn thiếu hụt nhằm duy trì hoạt động kinh doanh, gia tăng chi phí lãi vay từ đó gia tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuếRút ngắn khoảng cách tiếp cận sản phẩm của doanh nghiệp với người tiêu dùngVận hành tốt hệ thống của bộ máy sản xuất, tăng năng suất cho ra sản phẩm chất lượngĐào tạo con người, quản lý tốt cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệpToàn bộ hoạt động trong doanh nghiệp sẽ đi vào trật tự nếu có chiến lược sử dụng đòn bẩy kinh doanh hiệu quả

Như vậy, đòn bẩy kinh doanh là công cụ đắc lực trong bất kỹ lĩnh vực vào, tuy nhiên, việc quá lạm dụng đòn bẩy cũng đem lại rủi ro khó lường. Chính vì vậy, đòn bẩy phải được sử dụng có kế hoạch cụ thể để vừa có thể tối ưu hóa lợi nhuận, vừa giảm thiểu được rủi ro có thể xảy ra.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ khái niệm các loại đòn bẩy trong kinh doanh, để từ đó bạn có những chiến lược áp dụng đòn bẩy kinh doanh hiệu quả và tối ưu hóa lợi nhuận cho mình. Chúc các bạn thành công!